Thăm và trao
đổi kinh nghiệm tại Trung tâm Bảo trợ xã hội đoàn được nghe báo cáo
từ ông Phan Đình Sáu, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội về quá
trình hình thành và mô hình hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội,
báo cáo cho thấy bên cạnh những thuận lợi thì Trung tâm cũng có
những khó khăn nhất định. Theo đó, bên cạnh một số hạn mục công
trình và trang thiết bị đang xuống cấp, về chế độ chính sách của
nhà nước quy định trợ giúp nuôi dưỡng tại Trung tâm một vài nhóm đối
tượng còn khắt khe, chưa bao phủ hết trợ giúp xã hội cho hoàn cảnh
khó khăn, yếu thế nhằm thực hiện tốt an sinh xã hội trên địa bàn
tỉnh. Ông cũng phân tích rõ hơn những khó khăn về chính sách đối với
đối tượng là người già, người khuyết tật không nơi nương tựa (như gia
đình chỉ có hai người, cha khuyết tật mất sức lao động, con chưa tới
tuổi lao động; hoặc người trên 80 tuổi đang sống phụ thuộc chế độ
chính sách,..); ngoài ra, Trung tâm cũng đang gặp khó khăn về cơ chế
chính sách và sự phối hợp cho một số đối tượng như trường hợp hộ
nghèo có người tâm thần không thể gửi vào Trung tâm theo chính sách
để giảm bớt gánh nặng cho gia đình ảnh hưởng đến kinh tế và nguồn
lực lao động của gia đình,…
Bà Trần Thị Xuân Mai, GĐ Sở LĐTBXH TP Cần Thơ phát buổi trong buổi làm việc giữa hai tỉnh thành
Bà Trần Thị
Xuân Mai, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần
Thơ trao đổi làm rõ hơn một vấn đề trong đó có sự khác biệt giữa
hai địa phương trong việc nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội và công
tác xã hội, đối với tỉnh Kiên Giang một Trung tâm Bảo trợ xã hội
nuôi dưỡng nhiều đối tượng khác nhau (trẻ em, người già, người tâm
thần,…); đối với thành phố Cần Thơ có Trung tâm Bảo trợ xã hội nuôi
dưỡng tập trung đối tượng bảo trợ xã hội, bên cạnh đó còn có Trung
tâm Công tác xã hội tập trung chủ đạo nuôi dưỡng chủ yếu đối tượng
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó đa phần là trẻ bị khuyết
tật, bại não, người nhiễm chất độc hóa học. Vậy chủ đạo là nuôi
dưỡng trẻ em, đây cũng là tính đặc thù của Trung tâm Công tác xã hội
Cần Thơ. Ngoài ra, Cần Thơ có Cơ sở cai nghiện ma túy đối tượng cai
nghiện bắt buột là phần lớn, còn cai nghiện tự nguyện là tương đối
ít; bên cạnh đó còn có ba Trung tâm nuôi dưỡng người già (một tại
trung tâm thành phố, hai Trung tâm còn lại đặt ở quận/huyện xa trung
tâm thành phố và UBND quận/huyện quản lý), phần lớn các cụ được
nhà nước hỗ trợ chính sách, số còn lại gia đình gửi vào và chi
trả chi phí; các Trung tâm này phần lớn là sử dụng ngân sách nhà
nước và vận động xã hội hóa dịp tết, lễ để có quà cho các cụ.
Trao đổi kinh nghiệm giữa hai đơn vị
Đối với người khuyết tật, Cần Thơ có Hội người khuyết tật và các Chi hội tại các quận/huyện; ngoài ra còn có các trường khuyết tật để dạy người khuyết tật (chủ yếu là trẻ em khuyết tật nhẹ có khả năng học tập) chế độ chi trả theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ qua hình thức sổ tiết kiệm.
Ngoài ra, bà
Trần Thị Xuân Mai chia sẻ một số vấn đề liên quan đến việc xác định
đối tượng không nơi nương tựa; một số chế độ chính sách hỗ trợ cho
công chức, viên chức và người lao động làm công tác xã hội; bà cũng
chia sẻ thêm khó khăn đang gặp phải là Trung tâm Bảo trợ xã hội đang
quá tải bởi các đối tượng chính sách nên những gia đình không thuộc
diện chính sách có người tâm thần muốn gửi vào Trung tâm nuôi dưỡng
để gia đình tâp trung làm kinh tế thì không thể tiếp nhận.
Ông Hồ Thanh Hải, GĐ TT CTXH TP Cần Thơ trao đổi trong buổi làm việc
Buổi làm việc,
ông Hồ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần
Thơ cũng trao đổi giữa hai đơn vị làm rõ hơn một số vấn đề liên quan
đến công tác đào tạo cho viên chức nghề Công tác xã hội và chuyên
môn; cơ chế phân công ca trực; công tác kết nối cộng đồng để trợ giúp
đối tượng,…Dịp này, đoàn cũng đã tham quan và tiếp xúc các bộ phận
chăm sóc nối dưỡng đối tượng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Kiên
Giang.
Hai đơn vị chụp hình lưu niệm
Có thể nói,
chuyến học tập kinh nghiệm công tác chuyên môn tại tỉnh Kiên Giang đã
đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, đảm bảo được các bộ phận chuyên
môn của Trung tâm tiếp cận tốt mô hình mới, vận dụng hiệu quả trong
công tác chuyên môn trong thời gian tới.