Trả lời: Vì là một nghề non trẻ nên việc phát triển nghề CTXH ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức tập trung ở những vấn đề sau.
Thứ
nhất là nhận thức về nghề CTXH và các dịch vụ
CTXH trong còn hạn chế. Các ngành, các cấp và người dân chưa biết nhiều đến
ngành CTXH; cán bộ, nhân viên CTXH, chưa nhận dạng được họ là ai, làm việc gì
và ở đâu. Vai trò, nhiệm vụ CTXH là gì, sự khác biệt giữa CTXH với các ngành
nghề liên quan khác. Vì vậy để CTXH được hoàn toàn công nhận là một nghề chuyên
nghiệp ngang bằng với những nghề nghiệp khác như giáo viên hay bác sỹ cần có
thời gian và những phương pháp tuyên truyền hiệu quả.
Thứ
hai là chưa hoàn thiện cơ sở pháp lý để xác định vài
trò, vị trí và quyền hạn cho nhân viên công tác xã hội để họ thực hiện
tốt hơn công tác hỗ trợ đối tượng yếu thế và những người có nhu cầu dịch vụ
CTXH.
Thứ
ba là quy mô và phạm vi hoạt động các dịch vụ xã hội của hoạt động
CTXH còn hạn chế. Hiện nay hệ thống các tổ chức liên quan đến cung cấp các dịch
vụ về CTXH chủ yếu hình thành ở ngành lao động, thương binh và xã hội, chưa
hình thành ở các ngành y tế, giáo dục và tư pháp v.v.
Bên cạnh đó, các hình thức trợ giúp, các dịch vụ
CTXH chưa phong phú và chất lượng cũng như hiệu quả còn hạn chế. Các hoạt động
hiện tại mang nặng tính quản lý nhà nước hơn là hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch
vụ công cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm giúp họ tự giải quyết các
vấn đề xã hội nảy sinh. Thêm vào đó, phương thức can thiệp giải quyết vấn đề
chủ yếu là xử lý vấn đề khi sự việc xảy ra chứ chưa trú trọng đến cả biện pháp
phòng ngừa, do vậy kết quả chưa thực sự hiệu quả.
Thứ tư là những hạn chế
về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia cung cấp các dịch vụ CTXH. Đa số những cán bộ làm việc trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ CTXH chưa được qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ hoặc
chỉ được tập huấn chuyên môn trong thời gian ngắn.
Thứ năm là những yếu kém
trong công tác đào tạo nghề CTXH như
thiếu tài liệu giảng dạy, chương trình giảng dạy nhiều trường chưa hoàn thiện,
thiếu giảng viên có đủ trình độ, thiếu cơ sở thực hành và những cán bộ hướng
dẫn thực hành tại cơ sở (kiểm huấn viên cơ sở), thiếu các chương trình đào tạo
sau đại học về CTXH.
Thứ sáu là sự thiếu vắng của các hiệp hội nghề nghiệp về thực hành và đào tạo. Hiện nay chúng ta
chỉ mới có được chi hội nghề CTXH.