Trả lời: Nghề công tác xã hội thực hiện 4 chức năng và 9 nhiệm vụ như sau:
Nghề
công tác xã hội thực hiện 4 chức năng:
-
Chức năng phòng ngừa:Với quan điểm tiếp
cận phòng hơn chữa, chức năng đầu tiên của CTXH là phòng ngừa, ngăn chặn cá
nhân, gia đình và cộng đồng rơi vào tình huống khó khăn chứ không phải để đối
tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ. Chức năng phòng ngừa của CTXH
thể thiện qua các hoạt động giáo dục, phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về luật pháp, chính sách xã hội và những vấn
đề xã hội. Đơn cử như hoạt động giáo dục cộng đồng về kiến thức Luật phòng,
chống bạo lực gia đình hay tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội v.v. Thông
qua các hoạt động giáo dục như vậy, CTXH đã giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội có
thể xảy ra với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó chức năng phòng ngừa
còn thể hiện thông qua các hoạt động xây dựng văn bản, chính sách xã hội góp
phần cải thiện và nâng cao đời sống, ngăn chặn gia tăng đối tượng rơi vào hoàn
cảnh khó khăn.
-
Chức năng can thiệp:Chức năng can thiệp
(còn được gọi là chức năng chữa trị hay trị liệu) nhằm trợ giúp cá nhân, gia
đình và cộng đồng giải quyết vấn đề khó khăn họ đang phải đối mặt. Với từng vấn
đề và với mỗi đối tượng khác nhau, nhân viên công tác xã hội sẽ có phương pháp
can thiệp hỗ trợ riêng biệt. Ví dụ với những đối tượng có khó khăn về tâm lý,
nhân viên công tác xã hội sẽ cung cấp dịch vụ tham vấn để đối tượng vượt qua
khó khăn về tâm lý. Với những vấn đề cần phức tạp, cần nhiều nguồn lực, nhân
viên công tác xã hội cần tìm kiếm, điều phối và kết nối các dịch vụ, nguồn lực
đến với đối tượng. Quy trình can thiệp của nhân viên công tác xã hội
thường bắt đầu từ việc tiếp cận, đánh giá nhu cầu, xác định vấn đề, khai thác
tiềm năng của đối tượng cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn
đề, hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch và cuối cùng là đánh giá và kết thúc
quá trình giúp đỡ. Phương pháp chủ đạo của CTXH là giúp cho đối tượng được tăng
năng lực và tự giải quyết vấn đề của họ.
-
Chức năng phục hồi:Chức năng phục hồi
của CTXH thể hiện ở việc giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lại chức
năng tâm lý, xã hội đã bị suy giảm lấy lại trạng thái cân bằng trong cuộc sống.
Thông qua các hoạt động phục hồi, nhân viên công tác xã hội giúp cho đối tượng
trở lại cuộc sống bình thường, hoà nhập cộng đồng. Ví dụ như giúp người khuyết
tật hòa nhập với cộng đồng hay giúp trẻ lang thang trở về đoàn tụ với gia đình;
giúp người nghiện, người hành nghề mại dâm trở lại cuộc sống bình thường, tái
hoà nhập cộng đồng v.v.
-
Chức năng phát triển:CTXH thực hiện chức
năng phát triển thông qua các hoạt động xây dựng luật pháp, các chính sách,
chương trình dịch vụ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng phát triển khả năng
của mình đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chức năng phát triển còn giúp
đối tượng tăng năng lực và tăng khả năng ứng phó với các tình huống và có
nguy cơ cao dẫn đến những vấn đề khó khăn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Ví dụ như xây dựng các luật cho các đối tượng yếu thế hay giải quyết các vấn đề
xã hội, các chương trình quốc gia về giảm nghèo, chăm sóc bảo vệ trẻ em, các
dịch vụ trực tiếp cung cấp kiến thức giúp phát triển cá nhân như kỹ năng sống,
kỹ năng làm cha, mẹ, v.v.
*
Nghề công tác xã hội có 9 nhiệm vụ:
1.
Bảo vệ trẻ em: Cán bộ công tác xã
hội đánh giá tình hình và môi trường chăm sóc của những trẻ em đang nghi ngờ là
bị xâm hại hoặc sao nhãng. Cán bộ xã hội tham gia vào đánh giá, lên kế hoạch
can thiệp, thực hiện quản lý trường hợp. Cán bộ công tác xã hội cũng can thiệp
với gia đình và cộng đồng như tham vấn, trị liệu gia đình và giáo dục về mặt xã
hội để giúp họ hiểu được nhu cầu của con em mình và nâng cao kỹ năng làm cha mẹ
và tăng cường khả năng ứng phó, làm việc với các cơ quan cung cấp dịch vụ hỗ
trợ trẻ và gia đình tiếp cận dịch vụ cần thiết.Và vì sự an toàn của trẻ em là
điều quan trọng nhất nên trong một số trường hợp người cán bộ xã hội sẽ thu xếp
dịch vụ chăm sóc thay thế cho trẻ (còn gọi là “dịch vụ chăm sóc ngoài gia
đình”). Các cán bộ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và quản lý
các dịch vụ chăm sóc thay thế (như chăm sóc bởi họ hàng, chăm sóc đỡ đầu, nhận
con nuôi, các hình thức chăm sóc cộng đồng và chăm sóc ở trung tâm). Bảo vệ
quyền lợi trẻ em tại các cơ quan tư pháp.
2.
Tư pháp với người chưa thành niên: Trong các hệ thống
toà án, cán bộ công tác xã hội có trách nhiệm trong việc cung cấp sự hỗ trợ về
tâm lý xã hội cho trẻ em và vị thành niên trước toà án, cho dù với tư cách là
nhân chứng, nạn nhân hay bị cáo. Trong các trường hợp cụ thể, họ đi cùng với
trẻ em hoặc người chưa thành niên thay cho cha mẹ và người giám hộ. Các cán bộ
công tác xã hội cũng góp phần giáo dục và hỗ trợ tâm lý xã hội cho trẻ em và vị
thành niên phạm tội ví dụ phục hồi, hỗ trợ tái hoà nhập sau khi ra khỏi trường
giáo dưỡng. Đồng thời, họ cũng hỗ trợ các bước cụ thể trong việc phục hồi cho
các em, ví dụ như tìm việc làm cho các em, hỗ trợ tâm lý xã hội.
3.
Hỗ trợ các gia đình có vấn đề, mâu thuẫn, khủng hoảng: Cán bộ công tác
xã hội giúp đỡ các gia đình đánh giá và nâng cao khả năng để giải quyết các vấn
đề của gia đình sử dụng các phương pháp như tham vấn gia đình. Một ví dụ về các
vấn đề mà cán bộ công tác xã hội phải can thiệp là bạo lực trong gia đình. Cán
bộ xã hội can thiệp để đảm bảo từng thành viên của gia đình, và toàn thể gia
đình có thể sống cùng nhau một cách an toàn và hoà thuận; giải quyết các bất
hoà và xử lý các vấn đề. Cán bộ xã hội cùng làm việc trong những trung tâm, nhà
tạm lánh hỗ trợ các phụ nữ bị bạo hành. Các cán bộ xã hội cũng có thể hỗ trợ
những gia đình nghèo và thu nhập thấp tiếp cận đến các dịch vụ, thực hiện các
quyền về phúc lợi.
4.
Bảo trợ xã hội cho người già:Cán bộ xã hội đánh
giá nhu cầu cung cấp dịch vụ xã hội cho người cao tuổi, đặc biệt là người cô
đơn để mang lại cho họ những hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội và tiếp cận các dịch
vụ chăm sóc. Đồng thời cán bộ xã hội cũng đóng vai trò là cán bộ quản lý trường
hợp để điều phối dịch vụ cần đáp ứng. Cán bộ xã hội cũng tham gia quản lý các
loại hình chăm sóc tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội và có thể sẽ cùng hợp
tác với các trung tâm này để cung cấp những hỗ trợ tâm lý xã hội cho những
người cần loại hình hỗ trợ này.
5. Bảo trợ xã hội cho
người khuyết tật: Cán bộ xã hội đánh giá nhu cầu cung cấp dịch vụ hỗ
trợ cho người khuyết tật. Đồng thời, cũng tham gia đóng vai trò là cán bộ quản
lý trường hợp, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp. Trong
trường hợp họ cần thiết, cán bộ xã hội cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội cho
người khuyết tật và gia đình của họ. Cán bộ xã hội cũng tham gia quản lý các
loại hình chăm sóc tập trung các cơ sở bảo trợ xã hộ cho người khuyết tật.
6.
Phát triển cộng đồng:Cán bộ công tác xã
hội giúp cộng đồng xác định các vấn đề trong cộng đồng của mình và hỗ trợ họ
tìm được những nguồn lực cần thiết. Những thiếu hụt nguồn lực này có thể là cơ
sở vật chất ví dụ như thiếu địa điểm vui chơi cho trẻ em. Cán bộ công tác xã
hội cũng có thể giúp đỡ cộng đồng bày tỏ ý kiến về các vấn đề phát triển và
truyền tải những vấn đề này đến các chính quyền và những nhà chính sách có liên
quan.
7.
Công tác xã hội trong trường học:Các vấn đề trong
cuộc sống gia đình hoặc trong trường phổ thông, trường cao đẳng, đại học có thể
ảnh hưởng đến khả năng học tập của học sinh, sinh viên. Cán bộ xã hội hỗ trợ
học sinh, tác động đến nhà trường, gia đình và cộng đồng để giúp học sinh, sinh
viên đạt được mục tiêu học tập. Cán bộ xã hội trong trường học có sử dụng các
phương pháp làm việc với cá nhân, nhóm hoặc tham vấn, trị liệu gia đình, tổ
chức cộng đồng, can thiệp khủng hoảng, tư vấn, tuyên truyền, tập huấn, xây dựng
chính sách và điều phối chương trình.
8.
Sức khoẻ, một phần của sức khỏe tâm thần (tại các bệnh viện và phòng khám): Cán bộ xã hội hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội cho các
bệnh nhân và gia đình trong việc đối mặt với các tác động tiêu cực của bệnh
tật. Trong những trường hợp để lại tác động lâu dài, cán bộ công tác xã hội sẽ
cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội cho quá trình hồi phục của bệnh nhân. Họ có thể
sẽ đánh giá và hỗ trợ tiếp cận đến những dịch vụ hỗ trợ sẵn có.
9. Nghiên cứu xã hội và hoạch định
chính sách xã hội: Các cán bộ công tác xã hội tiến hành nghiên cứu các vấn đề xã hội có tác
động đến các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Họ cũng hỗ trợ chính quyền
có liên quan xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình an sinh xã hội,
ví dụ như đóng vai trò là tham mưu chính sách và cán bộ quản lý chương trình xã
hội tại các cơ quan nhà nước.