Trả lời: Có thể tóm lược sự hình thành và phát triển nghề CTXH trong 2 thời kỳ.
Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ phát triển từ trợ giúp từ thiện đến từ thiện khoa học.Có thể nói giai đoạn tiền khoa học của CTXH bắt đầu từ xã hội cổ xưa ở những văn bản đề cập đến về sự quan tâm của nhà nước với công dân cần được trợ giúp từ năm 911 trong Hiệp ước giữa Nga ký kết với người Hy Lạp. Cho đến sau này ở những năm 1530, ở Anh những đạo luật quy định về hoạt động cứu tế những người nghèo, bệnh tật ra đời là dấu hiệu sự cần thiết về mặt chính sách, luật pháp liên quan đến trợ giúp những đối tượng yếu thế trong xã hội. Vào những năm giữa và cuối của thế kỷ XVI, đã có nhiều các tổ chức từ thiện được thành lập trợ giúp những nhóm người yếu thế như người nghèo, trẻ em mồ côi, người khuyết tậtv.v. tại nhiều nước như Anh, Mỹ... Tuy nhiên ở cuối thời kỳ này đã xuất hiện những mô hình từ thiện khoa học. Các hoạt động giúp đỡ không chỉ đơn thuần là ban phát mà đã có những hoạt động thăm hỏi, đánh giá nhu cầu cần giúp đỡ.
Thời kỳ thứ hai là thời kỳ hình thành, trở một khoa học độc lập, và đi vào hoạt
động chuyên nghiệp từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Do nhu cầu lúc này của xã hội
cần phải có một nghề giúp đỡ, hỗ trợ những đối tượng yếu thế và đảm bảo tính
khoa học và chuyên nghiệp, CTXH đã xây dựng cho mình những kho tàng kiến thức
và lý luận, phát triển các hoạt động đào tạo, phát triển thử nghiệm các mô hình
thực hành, thành lập các hiệp hội nghề nghiệp.
Cho
đến nay, các chương trình đào tạo được xây dựng và phát triển từ những khóa tập
huấn ngắn hạn cho đến các chương trình đào tạo đại học, trên đại học (bậc thạc
sĩ, tiến sĩ). Nhân viên CTXH đã tham gia vào lực lượng lao động ở nhiều ngành,
lĩnh vực khác nhau như trong chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, giáo dục, pháp
lý. Bên cạnh đó các hiệp hội nghề nghiệp đã được hình thành và phát triển với sự
tham gia của nhiều nước trên thế giới như Hiệp hội Nhân viên CTXH quốc tế, Hiệp
hội các trường đào tạo CTXH quốc tế, Hội đồng An sinh xã hội thế giới và các hiệp
hội theo các khu vực.